Ông vua Gốm sứ và hành trình biến đất thành vàng

Trong một câu chuyện tưởng như là thần thoại với đầy ý chí, đam mê và cả sự thông tuệ của một nhà khoa học, ông Lý Ngọc Minh - Tổng giám đốc công ty Minh long I - đã làm sống dậy từng thớ đất vô tri, thổi vào đó linh hồn và văn hóa Việt.

A person holding a teapot

Description automatically generated

-----------------------------

Mồ côi cha từ nhỏ, nghỉ học từ năm lớp 3, tưởng như số phận của cậu bé Ngọc Minh sẽ là những chuỗi dài bất hạnh. Thế nhưng với nghị lực khác thường, cậu bé ngày nào đã biến những điều không may ấy thành cơ hội để trui rèn bản thân, như hòn đất cục mịch qua một mẻ lửa để hóa thành ngọc quý giữa đất trời.

A cartoon character with text

Description automatically generated with medium confidence

Khoảng năm 1961, Ngọc Minh được người bố dượng dẫn đi xem triển lãm ở Lái Thiêu thuộc Bình Dương. Lúc ấy, có một nhà làm sứ rất nổi tiếng là Tần Hòa Phát, ông chủ tên thường gọi là chú Siêu đã đạt được đến trình độ làm chén đẹp như của Nhật Bản với máy móc hiện đại. Vốn ở quê chỉ quen với các món đồ từ đá thô kệch, cậu bé dường như khám phá một chân trời mới.

Và ước mơ về một tương lai tạo nên cuộc cách mạng thay đổi ngành sứ của quê hương đã thành hình.

A person looking at another person

Description automatically generated

Suốt 3 năm kể từ 1967, Ngọc Minh lao vào nghiền ngẫm say sưa những cục đất vô tri, mỗi ngày đều không thấy ánh mặt trời mà chỉ vùi mình trong “phòng thí nghiệm”. Bởi thực chất, đây chỉ là một kho đất cũ với các dụng cụ đơn sơ mà Minh cùng người bạn thu thập được như keo, lọ, chai axit, cối cà, ống hút…

Gà chưa gáy, ông đã có mặt tại phòng thí nghiệm đơn sơ đó, sau một ngày miệt mài có sản phẩm thì phải canh lúc thợ ở lò gốm về hết để đặt mẫu nghiên cứu vào lò. Sáng hôm sau lại phải là người đến sớm nhất để lấy mẫu thử của mình ra, tránh các thợ khác làm rơi, vỡ.

Cứ như vậy, hơn 1.000 ngày (3 năm) quần quật và trải qua trăm vàn thất bại, Ngọc Minh cùng người bạn đã đạt được trình độ tạo ra men màu chuẩn như hàng nhập. Đến năm 1970, công ty gốm sứ Minh Long được thành lập.

Rời ghế nhà trường từ lớp 3 nhưng ông chủ của Minh Long vẫn có thể nghiên cứu, tạo ra nước men sắc sảo như các người thợ lành nghề của thế giới. Đó là nhờ quá trình tự học đầy nghị lực, học từ sách vở, từ những người có kinh nghiệm và bạn bè xung quanh mình.

Một khó khăn ít ai biết là khi ấy, ông Minh phải tự đọc sách bằng tiếng Hoa vì sách chuyên ngành phương Tây không có bản dịch tiếng Việt. Để đọc được sách, ông dùng vốn kiến thức 5 năm trên trường để bập bẹ học chữ qua các mẫu quảng cáo, bảng hiệu. Rồi ông đăng ký lớp học hàm thụ ở tận Đài Loan, tức là nhận bài giảng rồi ở đây làm, xong thì gửi bưu điện sang bên ấy để họ chấm điểm.

Nhưng ở cái tuổi thiếu niên “ăn chưa no, lo chưa tới”, ông lấy đâu ra động lực để theo đuổi việc học hành?

A person holding a vase

Description automatically generated

Hồi tưởng về ký ức đầy hoài bão, ông Lý Ngọc Minh cho biết: “Tôi là một người kém may mắn, nhưng cái may của tôi là ở thời điểm bắt đầu đã vô tình đọc được 2 bộ sách của 2 người thầy: Nguyễn Hiến Lê và Nguyễn Duy Cần”.

“Sách của Nguyễn Hiến Lê có rất nhiều tấm gương mà trong đó tôi thích nhất là về một cậu bé nung nấu ước mơ tìm kho báu tại thành Troy. Nhưng vì kế sinh nhai, cậu phải làm đủ mọi nghề và vô tình quên lãng ước mơ. Đến khi có sản nghiệp, ông mới nhớ đến ước mơ thuở bé và quyết định bỏ hết sản nghiệp để đi tìm đồ cổ”, đây là nhân vật mà theo Lý Ngọc Minh là có khá nhiều điểm tương đồng với cuộc đời của ông.

“Lúc bấy giờ mê nghề là một chuyện nhưng khi tin vào câu chuyện ấy, tôi có thêm động lực để làm. Họ là những con người bình thường nhưng cũng có thể trở thành nhà khoa học, vậy sao mình không làm như vậy?”, chính từ câu hỏi ấy, một huyền thoại dần ra đời.

A close up of text

Description automatically generated

“Tôi rất bức xúc vì người Việt thích hàng ngoại. Đơn giản vì từ gói thuốc lá đến đồ tiêu dùng, cái gì họ cũng hơn mình. Vậy nên tôi muốn phát triển Minh Long để khi nói tới Việt Nam, người ta sẽ nhớ về đồ sứ. Đồ sứ Việt Nam không chỉ tốt, bền, chắc đẹp mà bên trong còn chứa hàm ý về văn hóa, nghệ thuật”, ông Lý Ngọc Minh chia sẻ.

Hành trình phát triển của Minh Long là một câu chuyện dài đầy cảm hứng và xoay quanh 5 nguyên tắc vàng.

Đầu tiên, ông Lý Ngọc Minh luôn dùng triết lý “đơn giản, hiệu quả” trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Minh chứng rõ nhất là từ một câu chuyện mang tính thời sự của Minh Long - công nghệ đốt một lần.

“Muốn đốt ở nhiệt độ cao, tất cả các hãng phương Tây đều phải đốt 2 lần. Nhưng tôi đưa ra khẩu hiệu đốt một lần, tất nhiên các hãng thế giới cũng đưa ra khẩu hiệu này nhưng tới nay chưa ai thành mà Minh Long đã thành công. Đốt một lần rõ ràng đơn giản hơn đốt 2 lần. Còn hiệu quả? Minh Long bớt được công đoạn di chuyển, nhân sự nhưng lại tăng sản phẩm sản xuất lên từ 60.000/ngày lên 150.000/ngày”, ông tự hào.

A person pouring tea into a teapot

Description automatically generated

Nguyên tắc thứ 2 của công ty là an toàn tuyệt đối. Tiếp tục câu chuyện trên, đốt một lần chứa rất nhiều rủi ro, bạn phải kiểm tra rất nghiêm ngặt nguyên liệu đầu vào. Đây cũng là lý do ông Minh phải lặn lội đi mỏ này mỏ kia để tìm đất đá. Đến tận bây giờ, khi đã có tuổi tác và vị thế không ai có thể qua mặt, ông vẫn bôn ba khắp thế giới để tìm nguồn nguyên liệu đảm bảo. Gần 80% mỏ đất, đá nổi tiếng toàn cầu ông đã đi khảo sát qua.

Câu nói thứ 3 mà ông Minh luôn truyền đạt với nhân viên là làm cho bằng được: “Trở ngược lại câu chuyện đốt một lần ở trên, tôi mất 12 năm nghiên cứu nên mới thành công. Còn các hãng khác chỉ làm 7 năm rồi bỏ vì không chịu được thiệt hại. Đây cũng là câu chuyện chứng minh ai bền chí hơn thôi”.

Làm cho bằng được cũng là tính cách mà người ta khâm phục ở ông chủ Minh Long. Khi tìm được đam mê ông bằng mọi cách phải nghiên cứu ra thứ men màu chuẩn. Khi đã có men tốt nhưng chưa có máy móc để sản xuất đồ chuẩn, ông chuyển sang mỹ nghệ. Năm 1994, Minh Long đạt đỉnh với 98% sản lượng đem đi xuất khẩu - cuộc cách mạng đầu tiên hiện thực hóa giấc mộng tạo nên biểu tượng cho gốm sứ Việt.

Cũng thời điểm này, khi nghe một lãnh đạo nhận xét: “Tỉnh làm đồ sứ mà không có nổi bộ trà, phải đi nhập”, ông gần như được thức tỉnh và quay trở lại với ước mộng thuở nhỏ. Nói là làm, ông xếp hành lý đến thăm thú các quốc gia trên thế giới có nền gốm sứ tiên tiến để học hỏi công nghệ. Một năm sau, khi đã khảo sát đầy đủ, ông quyết định nhập hàng loạt máy móc từ nhiều nền công nghiệp được đánh giá là tốt nhất.

Đây cũng chính là một trong những quyết định đúng đắn, hình thành dây chuyền hiện đại như của Minh Long ngày hôm nay. Từ đây, cuộc cách mạng thứ 2 được khởi thành, mang đến những bước nhảy vọt về chế tác mà rất nhiều hãng gốm sứ thế giới mơ ước.